Bồ công anh là loại thảo dược quen thuộc. Được sử dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền và bài thuốc dân gian.
Tên thường gọi ; Bồ công anh lùn, bồ công anh trung quốc,
Tên Trong sách y cổ truyền; Hoàng hoa địa đinh.
Tên khoa học: Taraxacum officinale F.H. Wigg
Phân bố
Bồ công anh (Taraxacum) là chi Thực vật có hoa thuộc Họ Cúc (Asteraceae). Cây bồ công anh ưa sáng, khí hậu ẩm mát. có nguồn gốc từ đại lục Á-Âu. Ngày nay được trồng khắp Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á.); châu âu, châu Mỹ, châu úc, nam phi….
Ở Việt Nam! bồ công anh sống được ở miền bắc vào mùa xuân hè và ở Đà Lạt.
Mô tả
Cây thân thảo cao 20-45 cm.
-Thân: Thân rất ngắn, rễ mập, toàn cây có nhũ dịch trắng như sữa.
-Lá: Lá đơn, mọc chụm ở gốc thành hình hoa thị; phiến lá hình bầu dục thuôn dài, kích thước15-30 x 3-4 cm; phiến lá xẻ thùy lông chim 4-5 đôi đều nhau, đỉnh nhọn. 1-2 cặp thùy gần cuống có khía răng nhọn, phiến lá men dần xuống cuống.
-Hoa: hoa đơn mọc từ gốc, màu vàng, đường kính 3-4 cm, trục cụm hoa dài 14-26 cm, rỗng bên trong
-Quả: hình bầu dục thuôn hẹp, dài 0,3-0,4 cm , bên trong có chứa hạt mang 1 chùm lông màu trắng ở trên đầu. Khi quả già nở nhìn như bông hoa trắng muốt
Thành phần hóa học
-Theo tài liệu của Trường Đại học y dược TP Hồ Chí Minh
Toàn cây chứa 0,98% falvonoid toàn phần: lactopicrin, taraxacin, taraxacerin, taraxasterol, cosmossin, homotaraxasterol, luteolin- 7–glucosid, β-sitsterol, stigmasrerol.
Lá và hoa có: 88,8% nước, 0,6% protein, 0,44% sợi, 1,6% phần chiết xuất bằng ether, 2,3% tro, 3,7% cacbonhydrat, 59,1mg/100g photpho, 73 mg/100g vitamin C.
Rễ chứa taraxerol. Ψ-taraxasterol, amyrin, stigmasterol.
Ngoài ra còn chứa nhựa, cao su, glucid, các đường (glucose, fructose, cymarose), acid acetic, vitamin B2. Lá chứa luteolin, violaxanthin, plastoquinon. Hoa chứa arnidol, fla voxanthin, 5-α-stigmast-7-en 3-β-pl, vitamin C, D. Phấn hoa có β-sistosterol, acid folic, vitamin E. Cánh hoa có β-sitosterol, coumesterol, carotene và đa đường.
Bộ phận dùng
a-Dùng làm rau; Lá
Đối với rau bồ công anh có thể làm rau ăn rất tốt. Đây là loại rau được một số nước như; Trung Quốc, Pháp, Mỹ rất ưa chuộng vì kích thích sự thèm ăn, có tác dụng lọc máu, lợi mật, phòng một số bệnh về gan, mật.
b- Dùng làm trà; Lá, thân,rễ
Ở nhiều nước dùng những bông hoa Bồ công anh để chế thành rượu vang. lá, thân và rể được phơi sấy khô đun nước uống thay trà hoặc xay nát thành bột để pha chung với cà phê.
c- Dùng làm thuốc; Thân, lá ,rễ
Công dụng của cây Bồ công anh lùn
*Theo Đông y
Tính vị , quy kinh
+ Vị ngọt, đắng, tính hàn . Vào kinh Can, Vị
Công dụng
Thanh nhiệt, giải độc, tán sưng tiêu ung (đặc hiệu trị vú sưng đau) .
Chủ trị:
Chữa sưng vú, viêm tuyến vú, ít sữa, tiểu tiện khó, nhiễm khuẩn tiết niệu, mụn nhọt, sưng tấy, lở ngứa ngoài da. Ở Trung Quốc còn dùng chữa đau mắt, tiêu hoá kém, rắn cắn…
Liều dùng
-Bên trong uống 6- 12g. Dùng tươi, gĩa nát đắp vào nơi sưng đau. Bên ngoài dùng tùy ý theo nhu cầu.
*Theo Tây y
Trong lịch sử, bồ công anh được đánh giá cao cho một loạt các đặc tính chữa bệnh, và nó có chứa một số lượng lớn các hợp chất có hoạt tính dược. Bồ công anh (Dandelion) được sử dụng như một phương thuốc thảo dược ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Quốc. Nó đã được sử dụng trong thảo dược. thuốc để điều trị bệnh nhiễm trùng, mật và các vấn đề về gan và như một thuốc lợi tiểu.
-Ở Pháp, Bồ công anh lùn chữa rất nhiều loại bệnh khác nhau như các bệnh gan mật (viêm ống mật mãn tính, viêm gan, xung huyết gan, suy gan, vàng da, sỏi mật); các bệnh đường tiêu hoá (rối loạn tiêu hoá, kém ăn, viêm ruột kết, táo bón, trĩ); Sỏi thận, tiểu tiện khó, suy thận, tăng cholesterol-huyết, xơ vữa động mạch, béo phì; các bệnh ngoài da (mụn nhọt, chảy máu mủ, mụn cóc, eczema, trứng cá, nấm); thấp khớp, thống phong, thiếu máu, suy nhược.
-Ở Bungari, cây còn dùng để chữa hen phế quản, thống kinh, mất kinh, xơ gan, loét dạ dày, phù, đái tháo đường, viêm bàng quang, bể thận.
Sau đây là một số kết quả nghiên cứu của Tây y về cây Bồ công anh lùn:
-Tác dụng kháng khuẩn in vitro trên các vi khuẩn Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Salmonellatyphi, Escherichia coli với nồng độ đến 25 µg/ml.
-Tác dụng chống nấm in vitro trên Candida albican, Cryptococcus neoformans, Trichophyton mentagrophytes, Microsporum canis, Aspergillus aiger với nồng độ đến 25µg/ml.
-Tác dụng chống amib trên Entamoeba histolytica chủng STH đến nồng độ 125µg/ml.
-Tác dụng chống sán Hymenolepis nana ở chuột cống trắng với liều 250mg/kg.
-Tác dụng chống virut bệnh Ranikhet và virut bệnh đậu bò với nồng độ 0,5mg/ml.
-Tác dụng trên nhịp thở và biên độ hô hấp, tác dụng trên huyết áp của chó bình thường với liều 50mg/kh.
-Tác dụng trên hồi tràng chuột lang cô lập, trên tim chuột lang cô lập và trên tử cung chuột cống trắng cô lập.
-Tác dụng chống ung thư trên tế bào ung thư biểu mô mũi-thanh quản người in vitro; trên tế bào ung thư bạch cầu dòng lympho, tế bào sarcom 180 và tế bào gây u gan ở chuột nhắt trắng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.