Dưỡng Sinh Qua Ăn Uống – Vị Thuốc Trong Mùa Đông

Đến mùa đông! dương khí trong giới tự nhiên suy vi, vạn vật tàng ẩn lại, cây cối điêu linh. Nhiều loại động thực vật gần như trong trạng thái ngủ đông; chuẩn bị tinh thần cho mùa xuân năm tới phát triển. Thời điểm này, dương khí tiềm ẩn, có lợi cho tinh khí bổ xung và tích lũy.

Cho nên dưỡng sinh vào mùa đông thì cần phải;  tàng tinh, dưỡng âm phòng hàn. Nghỉ ngơi phải điều độ, việc phòng thất cần hợp lý, không được quá lao lực. Ngoài ra, mùa đông hàn khí tràn ngập; “hàn là tà khí thuộc âm” rất dễ làm hại đến thận dương. Nên cần phải dưỡng tàng cố tinh, bổ ích thận dương.

 

Ăn uống trong mùa đông.

Mùa đông giá lạnh, nên ăn thêm các thực phẩm có vị ngọt như; các loại đường, mật ong, mứt, nước uống ngọt.  Để cung cấp nhiệt năng, giúp cơ thể chống chọi lại với giá lạnh. Không nên ăn quá nhiều vì dễ gây béo phì, làm trở ngại cho sự tiêu hóa của dạ dày.  Giảm cảm giác thèm ăn, thậm chí còn ảnh hưởng không tốt đến tim và thận.

Thực phẩm vị cay có tác dụng phát tán, hành khí, hoạt huyết. Phần lớn thực phẩm có vị cay thiên về tính nhiệt như; hành, gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, quế, hồi. Khi dùng vào mùa đông có thể trừ hàn và kích thích tăng nhiệt lượng cho cơ thể.

Dinh dưỡng học cổ truyền còn cho rằng vị mặn có tác dụng; bổ ích âm huyết, đào thải tán kết, làm mạnh tạng thận. Mùa đông nên ăn nhiều thực phẩm vị mặn để bổ thận, ví dụ như: rau câu, sứa, rau tảo… Đương nhiên, cũng không thể quá lạm dụng các loại thức ăn mặn vì ; dễ làm tổn hại đến tạng tâm và cũng không có lợi cho tạng tỳ.

 

Vị thuốc trong mùa đông

Trong “Thiên kim dực phương” có viết; “Mùa đông uống rượu thuốc 2 đến 3 đợt, đến lập xuân thì thôi”. Nhóm rượu thuốc này bao gồm; rượu thập toàn đại bổ, rượu câu kỷ tử, rượu sâm nhung, rượu đông trùng… Mỗi ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần uống khoảng 1 chén.

Vị  thuốc bổ thường dùng trong mùa đông gồm;

– Nhân sâm, hoàng kỳ, a giao, đông trùng hạ thảo, lộc nhung, quế nhục, hà thủ ô, đương quy.

– Câu kỷ tử nhân, đại táo, long nhãn, hoài sơn, hạt sen, bách hợp.

Ngoài ra, mùa đông ít mưa, khí hậu tương đối khô hanh.  Nên cần dùng những thuốc ôn nhuận như; tang ký sinh, thỏ ti tử, thục địa

Nhưng cần phải chú ý rằng; cũng không được dùng quá nhiều đồ nóng, để tránh làm hại đến âm dịch.

 

Y gia nổi tiếng là Trương Chí Thông đã đưa ra cách lý giải cho nguyên tắc; “Thu đông dưỡng âm” trong “Hoàng đế nội kinh” rằng.

“Mùa thu và mùa đông, âm thịnh ở ngoài nhưng lại suy yếu ở trong”. Nên không được chỉ dùng thuốc; ôn bổ trợ dương mà còn phải kết hợp với thuốc tư bổ âm tinh. Làm cho âm dương chuyển hóa lẫn nhau.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now